Thuyết trình luôn là một kỹ năng đặc biệt quan trọng không chỉ đối với các doanh nhân, quản lý hay cấp bậc lãnh đạo, nhân viên muốn phát triển xa cũng cần trau dồi kỹ năng này. 7 nguyên tắc dưới đây sẽ giúp bạn có được màn thuyết trình thành công.

1. Chú ý diện mạo bên ngoài
Nếu muốn tạo ấn tượng mạnh mẽ ngay từ ban đầu, bạn cần phải chuẩn bị vẻ ngoài của mình thật tốt, nghĩa là bạn cần mặc đẹp và thật nổi bật. Ngoài ra, hãy giữ tư thế thật tốt trong suốt buổi thuyết trình. Khi dùng ngôn ngữ cơ thể phù hợp sẽ giúp bạn xuất hiện tự tin hơn, đồng thời nó còn giúp bạn kiểm soát được hơi thở của mình, bớt được lo âu hoặc những biểu hiện không tốt ảnh hưởng đến tinh thần khác. Nói chung diện mạo chỉn chu sẽ giúp bạn tự tin hơn và có được bài diễn thuyết thành công.

2. Kiểm soát tốc độ nói
Nhiều người thuyết trình vì căng thẳng nên họ không kiểm soát được tốc độ nói của mình, họ tưởng mình đang nói rất chậm nên tăng tốc quá nhanh khiến người bên dưới khó nghe kịp.
Kiểm soát tốc độ nói vừa phải sẽ giúp người lắng nghe ghi nhớ được các thông tin bạn truyền tải. Hãy bình tĩnh lại và kiểm soát tốc độ nhả chữ của mình, kỹ thuật này sẽ giúp lời nói của bạn tăng thêm sức mạnh và giúp bạn kiểm soát tốt hơn.

3. Không dùng quá nhiều đệm từ
Những đệm từ như “ừ”, “ừm” và “à” mà nhiều người thuyết trình thường vô tình thêm vào, đó là một thói quen cực kỳ khó sửa. Hầu hết mọi người đều dùng đệm từ vì đó là một giải pháp dễ dàng hơn là im lặng. Tuy nhiên, việc nói chèn thêm các từ đệm không hề chuyên nghiệp, và trong một bài phát biểu, nếu bạn sử dụng quá nhiều từ đệm thì khán giả sẽ chỉ chú ý đến chúng mà thội.

Vì vậy, hãy loại bỏ những từ đệm bằng cách quên đi sự hiện diện của chúng và nói thật nhuần nhuyễn. Bạn có thể thực hành ngay trong cuộc sống hàng ngày bằng cách tránh những từ đệm trong các cuộc nói chuyện.

4. Giao lưu ánh mắt với người nghe bên dưới
Đây là một kỹ thuật quan trọng để thể hiện sự tự tin của bạn. Lúc đầu nó có thể dễ gây lo lắng cho bạn nhưng khi làm được điều này bạn sẽ gây được chú ý với những người nghe thuyết trình, họ cảm thấy được giao lưu với bạn. Kỹ thuật này sẽ giúp bạn nhanh chóng kiểm soát bầu không khí trong phòng và mọi người sẽ ngay lập tức lắng nghe bài nói của bạn.

5. Thu hút người nghe
Đừng chỉ nói để khán giả nghe, hãy tìm cách để họ tham gia tích cực vào câu chuyện của bạn. Nếu bạn là người có kỹ năng trong nghề, hãy yêu cầu một khán giả tình nguyện để giúp bạn chứng minh luận điểm. Nếu bạn thích sự tham gia thụ động của khán giả hơn, hãy yêu cầu một tràng vỗ tay hoặc dơ những cánh tay để thể hiện ý kiến tập thể của họ.
Nói chuyện hài hước cũng là một cách tuyệt vời để giữ sự chú ý của người nghe, cũng như kể chuyện. Và hãy luôn nhớ sử dụng những yếu tố này trong bài thuyết trình của bạn bằng mọi cách.

6. Sử dụng cử chỉ
Cử chỉ bằng tay mang một số ý nghĩa nhất định. Nếu mở rộng bàn tay của bạn, nó có thể gây chú ý rằng bạn đang nhấn mạnh một luận điểm, hay sử dụng cử chỉ nắm đấm cho thấy sự phấn khích, quyền lực và kiểm soát. Những người sử dụng cả lời nói và cử chỉ trong bài thuyết trình thường được xem là mạnh mẽ và thuyết phục hơn

7.Luyện tập thuyết trình trước, nhưng đừng học thuộc
Cuối cùng, hãy tập dượt bài phát biểu của bạn trước khi trình bày chính thức. Điều này sẽ giúp bạn ghi nhớ những luận điểm chính, xác định các thách thức có thể xảy ra và giúp bạn tự tin hơn. Tuy nhiên, đừng tập bài phát biểu của bạn quá nhiều. Nếu bạn làm vậy, bạn có thể bị đóng khung trong cách nói hoặc mất đi sự tự nhiên khi nói trước khán giả.

7 nguyên tắc trên không phải là tất cả nhưng nó là những điều mà người thuyết trình cần lưu ý nếu muốn có một phần trình bày hoàn hảo. Khi bạn càng đầu tư tâm sức, thời gian của bản thân hoàn thiện những kỹ năng này, bạn sẽ càng tự tin và nói rành mạch hơn; và sự tự tin đó sẽ luôn theo bạn ngay cả khi bạn đã đạt được mục tiêu của mình.

Trả lời